Những điều nên tránh khi kinh doanh thương mại điện tử
Trong phần quản lý hệ thống của doanh nghiệp, hãy tập trung vào những phần như quản lý nhà cung cấp, nghiệp vụ logistic và phân phối để đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Thương mại điện tử đang phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên, đây là ngành nghề gặp phải không ít thách thức. Muốn kinh doanh thương mại điện tử được phát triển, bạn nên loại bỏ 5 sai lầm sau.
Nếu như cách đây khoảng chục năm, thương mại điện tử là một lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam thì những năm trở lại đây, xây dựng một trang bán hàng điện tử không quá khó vì hiện nay có nhiều giải pháp giúp xây dựng gian hàng chỉ trong vài phút.
Tuy nhiên, điều hành một doanh nghiệp là chuyện hoàn toàn khác. Thu hút truy cập và tạo ra doanh thu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thực sự rất khó khăn. Nếu mắc phải những sai lầm không đáng có, doanh nghiệp của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thăng tiến sự nghiệp.
Để kinh doanh thương mại điện tử được thuận lợi, bạn cần tránh xa những sai lầm sau:
1
Gây khó khăn cho khách hàng
Khách hàng có thể gặp khó khăn ở nhiều khâu khiến cho họ mất cảm tình và ra đi không trở lại. Có thể thiết kế web của bạn thiếu trực quan, dẫn tới việc điều hướng tẻ nhạt không hiệu quả. Trong môi trường ngày nay, một website cần thiết phải có phiên bản tối ưu cho thiết bị di động.
Không có nhiều lựa chọn thanh toán hay quy trình mua hàng rắc rối cũng khiến khách hàng bỏ đi mà không mua được gì mặc dù họ sắp hoàn tất đơn hàng. Ngoài ra, mô tả sản phẩm nghèo nàn hay chất lượng hình ảnh sản phẩm kém là những nguy cơ tiềm ẩn khiến việc kinh doanh của bạn không thể cất cánh.
Một website thương mại điện tử cần thiết phải có phiên bản tối ưu cho thiết bị di động.
2
Không xác định rõ khách hàng mục tiêu
Một trong các chi phí lớn nhất các trang là phát triển khách hàng mới. Doanh nghiệp nào không có hệ thống xác định cụ thể khách hàng mục tiêu cũng như kế hoạch tiếp thị vào nhóm đó sẽ rất dễ lãng phí ngân sách.
Để xác định mục tiêu hiệu quả, hãy nghiên cứu kỹ thông tin khách hàng. Sau đó, việc tiếp cận khách hàng riêng tư hơn sẽ giúp bạn sẽ giảm được chi phí.
3
Lợi nhuận biên quá thấp
Các trang web mới hoạt động đều chịu thua lỗ cho tới khi họ đạt được quy mô nhất định. Họ phải chịu nhiều chi phí khác nhau như thuê kho bãi, chi phí thuê cổng thanh toán, vận chuyển, quảng cáo, lương nhân viên… Khách hàng thì luôn mong có giảm giá. Tổ chức các cuộc thi, khuyến mại, quà tặng… là cách xây dựng dữ liệu khách hàng hiệu quả và quảng bá thương hiệu tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Các trang thương mại điện tử mới hoạt động đều chịu thua lỗ cho tới khi họ đạt được quy mô nhất định.
4
Tiếp thị kém hiệu quả
Lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi phải am hiểu tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội, nội dung phù hợp… Những hoạt động này gắn liền với dữ liệu và cần kinh phí để quảng cáo. Phân tích đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động của trang. Từ việc lựa chọn sản phẩm, đối tượng khách hàng cần nhắm tới, nền tảng quảng cáo nào hay thậm chí lựa chọn nhà cung cấp nào đều bị chi phối bởi dữ liệu.
Để tối ưu triệt để kênh bán hàng và tối đa hoá lợi nhuận, hãy dành thời gian tìm hiểu cặn kẽ dữ liệu, phân tích trang của bạn cũng như dữ liệu thu thập được từ các kênh tiếp thị, truyền thông xã hội và công cụ tìm kiếm.
5
Gây phiền toái cho khách hàng với các chi phí không rõ ràng
Khách hàng thường tức giận với những chi phí không rõ ràng hiện ra khi tiến hành thanh toán, tình trạng bảo mật kém của cổng thanh toán hay việc bắt buộc đăng ký mới đặt được hàng, và tất nhiên cả tình trạng bán hàng hoá kém chất lượng. Một doanh nghiệp phải loại bỏ tất cả phiền toái này.
Trong phần quản lý hệ thống của doanh nghiệp, hãy tập trung vào những phần như quản lý nhà cung cấp, nghiệp vụ logistic và phân phối để đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Leave a Reply