Nên chuẩn bị gì trước khi nhảy việc?
Trước khi nghỉ, hãy xin thông tin liên lạc của các đồng nghiệp phòng khi cần dùng tới
Công việc bạn đang làm hết sức nhàm chán và không còn thú vị để bạn cố gắng nữa? Bạn đang chuẩn bị cho kế hoạch nhảy việc. Vậy hãy chú ý những điều sau đây khi bạn muốn nhảy việc.
1
Duy trì thái độ tích cực
Nhảy việc không phải là lúc bạn cho phép mình có thái độ tiêu cực. Có thể bạn sẽ có suy nghĩ mình sắp nghỉ rồi thì không cần tốn sức cống hiến cho công việc này nữa và nghĩ rằng giá như đã tìm việc khác từ đầu, không phải nhọc công vì một công việc không phù hợp.
Dù có ý định nhảy việc, bạn cũng không nên lơi là công việc hiện tại của mình
Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Một khi đã quyết định rời khỏi công việc, hãy giữ cho mình tâm lý vững vàng, lạc quan. Hãy nghĩ cách khắc phục trở ngại trước mắt và tập trung vào những việc khiến bạn thấy tự tin hơn.
2
Nhanh chóng tìm việc mới ngay khi chưa thôi việc
Nhanh chóng nhưng cũng không nên mù quáng tìm kiếm, nộp hồ sơ một cách vội vàng, dồn dập. Điều quan trọng bạn cần là một công việc phù hợp. Trước khi nộp đơn từ chức, bạn nên có động thái tìm hiểu ngành nghề, vị trí công việc mình mong muốn và cả khu vực, thông tin, tiềm năng của công ty bạn đang hướng tới. Cách làm này giúp bạn hoạch định phạm vi tìm kiếm và tiết kiệm thời gian hơn.
3
Thăm dò công việc mới từ các mối quan hệ hiện tại
Có thể bộ phận của bạn không phù hợp nữa, nhưng những bộ phận khác trong công ty lại là một nơi đáng để thử. Đừng quên suy nghĩ và thăm dò đến những công ty trực thuộc hoặc công ty hợp tác với nơi bạn đang làm. Có thể bạn sẽ tìm được cơ hội từ những nơi “gần gũi” này.
Bạn nên tận dụng các mối quan hệ có được từ công việc hiện tại để tìm việc mới
4
Thương lượng ngày nghỉ việc và xem xét số ngày phép
Bạn nên nói chuyện với sếp để xác định ngày chính thức nghỉ việc. Có thể sếp yêu cầu bạn chờ có người thay thế và bàn giao, hướng dẫn lại công việc, lúc này bạn nên yêu cầu sếp cho bạn một khoảng thời gian nhất định, chứ không phải cứ chờ đợi vô thời hạn.
Nếu bạn còn phép năm chưa nghỉ và sau khi nghỉ việc cũng sẽ không được tính lại tiền thì nên cân nhắc xem có nên sử dụng hết số phép này không hoặc suy xét lại thời gian từ chức của mình.
5
Để lại ấn tượng tích cực cho cấp trên và đồng nghiệp
Ngày bạn rời khỏi chỗ làm, đừng quên gửi lời cảm ơn đến mọi người. Thái độ với mọi người không nên phô trương quá, chỉ cần chân thành và giữ tư thế tự tin, thân thiện với họ.
6
Xin thông tin liên lạc của đồng nghiệp
Ngoài chào hỏi khi tạm biệt, bạn cũng nên xin lại thông tin của đồng nghiệp, quản lý như số điện thoại, email… để có thể liên lạc khi cần. Thỉnh thoảng gửi lời thăm hỏi hay hẹn nhau cafe cũng là cách duy trì mối quan hệ tốt.
Trước khi nghỉ, hãy xin thông tin liên lạc của các đồng nghiệp phòng khi cần dùng tới
7
Phân tích tình hình hiện tại của bạn
Cho dù quyết tâm thay đổi, nhưng bạn cũng không nên cố chấp kiên định thời gian nhảy việc. Trước khi đưa đơn từ chức, hãy đảm bảo rằng bạn đã phân tích kỹ càng tình hình tài chính, khả năng tìm việc mới để không bị động trong khoảng thời gian chưa có việc làm.
Leave a Reply