7 điều rủi ro người trẻ khi khởi nghiệp cần phải đối mặt
Nhu cầu thị trường lại thay đổi liên tục nên luôn xuất hiện một bong bóng rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Đối với người bắt đầu khởi nghiệp, con đường kinh doanh luôn chứa đựng nhiều rủi ro. 7 điều rủi ro này đòi hỏi những người trẻ khởi nghiệp phải tỉnh táo, có quyết tâm làm giàu đồng thời sẵn sàng đánh đổi một vài thứ để có được sự nghiệp của chính mình.
1
Không có tiền lương cố định
Nếu đã xác định khởi nghiệp, gắn bó với con đường kinh doanh đầy gian khổ, bạn sẽ phải nói tạm biệt với công việc hiện tại và đồng lương cố định của mình. Trừ trường hợp bạn đã có vốn và kinh nghiệm kinh doanh, còn lại khi bắt đầu kinh doanh, không gì có thể đảm bảo là thu nhập cá nhân của bạn, đặc biệt trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm đầu tiên thành lập công ty mức lương của bạn sẽ không thể được chi trả cố định.Trong khi đó, bạn cũng sẽ có nhiều việc phải xử lý đến mức không có thời gian để làm thêm một công việc nào khác.
2
Phụ thuộc vào cộng sự
Khi bạn lần đầu khởi nghiệp, bạn không có một đội ngũ nhân viên hoàn hảo để hỗ trợ kinh doanh. Thay vào đó, bạn sẽ có một nhóm nhỏ, gắn chặt vào nhau trong nỗ lực làm việc không mệt mỏi để đưa công việc kinh doanh đi lên. Tình huống này buộc bạn phải đặt hết lòng tin của mình vào khả năng của các cộng sự. Rủi ro sẽ đến khi những cá nhân này từ bỏ hoặc làm việc không đúng thời hạn.
3
Không còn thời gian cho cá nhân
Khi khởi nghiệp, bạn sẽ dành gần như toàn bộ thời gian để làm việc. Thời gian rảnh còn lại thì bạn lại tiếp tục lo lắng về những điều chưa làm, sắp làm hoặc đã làm không tốt. Bạn sẽ bị mất ngủ, cắt giảm thời gian của những thú vui riêng. Những rủi ro này liệt kê ra không nhằm để đe dọa bạn từ bỏ kinh doanh. Một khi đã khởi nghiệp thì chắc chắn phải chấp nhận mạo hiểm. Tuy nhiên nếu biết trước, bạn sẽ có thể chuẩn bị ứng phó một cách tốt hơn.
4
Mất kiểm soát dòng tiền
Trong năm đầu tiên, ngay cả khi bạn có nguồn tài chính ổn định thì việc kiểm soát dòng tiền cũng rất khó khăn và căng thẳng. Bên cạnh tài chính để kinh doanh, bạn vẫn phải chi trả cho những nhu cầu hằng ngày. Số tiền chi ra sẽ nhiều hơn nguồn tiền thu vào. Vì vậy, bạn cần hết sức chặt chẽ trong kiểm soát chi tiêu hàng tuần.
5
Hy sinh quỹ tài chính cá nhân
Trước khi kêu gọi được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nguồn vốn cho vay ưu đãi của chính phủ hoặc chiến dịch gây quỹ cộng đồng, phần đông các doanh nhân khi khởi nghiệp phải sử dụng chính tiền túi của mình. Và một rủi ro thường hay gặp phải đó là bạn phải chấp nhận là sẽ đánh mất toàn bộ số tiền tích lũy đó.
6
Ngộ nhận nhu cầu thị trường
Những cá nhân mới khởi nghiệp không nhiều kinh nghiệm thường đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng và tỉnh táo, nếu không toàn bộ kế hoạch kinh doanh sẽ thất bại nặng nề. Bất kể thực hiện bao nhiêu nghiên cứu, kiểm tra thì bạn cũng không ước đoán chính xác được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Nhu cầu thị trường lại thay đổi liên tục nên luôn xuất hiện một bong bóng rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
7
Áp lực thời gian
Các nhà đầu tư luôn nóng lòng muốn biết tiến trình phát triển sản phẩm. Áp lực thời gian sẽ đè nặng lên vai bạn. Điều này dễ dẫn đến khả năng bạn sẽ đưa ra những quyết định trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, hầu hết các doanh nhân trẻ đều tập trung sức lực cho công việc với mong muốn có thể đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Leave a Reply